Nhãn đĩa: | Columbia |
Kích thước | 7″ |
Tốc độ | 45 RPM |
Số lượng | 2 vinyl |
Tình trạng | Rất tốt (VG+) |
1 ₫
Nhãn đĩa: | Columbia |
Kích thước | 7″ |
Tốc độ | 45 RPM |
Số lượng | 2 vinyl |
Tình trạng | Rất tốt (VG+) |
2 Đĩa nhựa vinyl Khánh Ly, bài hát Diễm Xưa bằng tiếng Nhật và tiếng Việt
Lullaby Of Da Nang (hát tiếng Việt), Sao Hôm Nay (hát tiếng Việt),
2 đĩa như mới nhìn chưa có dấu hiệu sử dụng
Âm thanh analog của đĩa nhựa xưa tuyệt hay
Đĩa nhựa 7 inch tốc độ 45 vòng (45rpm)
2 Đĩa nhựa (Vinyl) được sản xuất và phát hành tại Nhật
Đĩa nhựa vinyl Khánh Ly Diễm Xưa sản xuất và phát hành tháng 12 năm 1979
Đĩa nhựa vinyl Khánh Ly LULLABY OF ĐÀ NẴng sản xuất và phát hành tháng 4 năm 1984
Tracklist:
Disk 1
カーン・リー, 美しい昔, Khánh Ly, Diễm xưa
A Diễm xưa
B Ca Dao Mẹ
Disk 2
カーン・リー, 望郷, Khánh Ly, Lullaby Of Da Nang
A Lullaby Of Da Nang
B Sao hôm nay
Giới thiệu, tiểu sử Khánh Ly
Khánh Ly (tên thật: Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 6 tháng 3 năm 1945) là một ca sĩ Việt Nam nổi tiếng. Bắt đầu sự nghiệp ca hát từ những năm 1960, gắn liền với các ca khúc của Trịnh Công Sơn, Khánh Ly là một trong những tiếng hát tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam. Khánh Ly cũng rất thành công với các nhạc phẩm tiền chiến và của nhiều nhạc sĩ khác như Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng, Vũ Thành An, Nguyễn Đình Toàn… Nghệ danh Khánh Ly được cô ghép từ tên hai nhân vật Khánh Kỵ và Yêu Ly trong Đông Chu liệt quốc.
Khánh Ly sinh ra tại Hà Nội, tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai, cũng có khi cô lấy tên Phạm Thị Lệ Mai theo họ Phạm của người cha dượng. Năm 1956, Lệ Mai theo mẹ di cư vào miền Nam.
Khi còn ở Hà Nội, dù chưa tới 9 tuổi nhưng Khánh Ly đã tham dự một cuộc thi hát với bài Thơ Ngây của nhạc sĩ Anh Việt nhưng đã không đoạt giải. Cuối năm 1956, mới 11 tuổi, Khánh Ly một mình đi nhờ xe chở rau từ Đà Lạt về Sài Gòn tham dự cuộc thi tuyển lựa ca sĩ nhi đồng do đài Pháp Á tổ chức tại rạp Norodom. Lệ Mai hát bài Ngày Trở Về của nhạc sĩ Phạm Duy và đoạt giải nhì, sau “thần đồng” Quốc Thắng.
Năm 1962, Khánh Ly thực sự bước chân vào sự nghiệp ca hát, cô hát cho phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện, Sài Gòn. Cuối năm đó cô chuyển lên sống tại Đà Lạt và hát cho các phòng trà ở đó. Năm 1964, Khánh Ly gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, lúc đó còn chưa nổi tiếng, ông mời cô về Sài Gòn biểu diễn. Lúc đó, vì không muốn rời Đà Lạt nên Khánh Ly từ chối lời đề nghị của người nhạc sĩ trẻ đó.
Năm 1967, do tình cờ cô gặp lại Trịnh Công Sơn tại Sài Gòn và từ đó, Khánh Ly cùng Trịnh Công Sơn đã trở thành một hiện tượng của tân nhạc Việt Nam.
Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đã có những buổi trình diễn ngoài trời không công và không thù lao cho sinh viên tại Quán Văn (mà theo Khánh Ly, đó là một quán lá sơ sài dựng trên một nền gạch đổ nát) nằm trên bãi đất rộng sau trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Họ tiếp tục trình diễn khắp nơi ở miền Nam Việt Nam, nhất là trong sân cỏ trường đại học, nơi Khánh Ly được mệnh danh là “Nữ Hoàng Chân Đất” hay “Nữ Hoàng Sân Cỏ”. Khánh Ly chính là ca sĩ Việt Nam đầu tiên tổ chức sô (show) diễn riêng của mình.
Về biệt danh “Nữ hoàng chân đất”, theo lời thuật lại của Khánh Ly trong băng Video Một đời Việt Nam thực hiện năm 1991, khi chưa có kinh nghiệm ca hát và lần đầu tiên xuất hiện trước một đám đông khoảng một ngàn người, Khánh Ly đã không giữ được bình tĩnh và đứng không vững, phải vịn vào vai Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn nói “bỏ tay ra và đứng hát cho nghiêm chỉnh”, vì run quá, nên Khánh Ly cởi bỏ đôi giày cao gót và đứng chân đất và nhờ đó, đã có thể bình tĩnh để trình bày hết bài hát của Trịnh Công Sơn trong suốt một đêm đó, khoảng 30 đến 40 bài hát trong 1 đêm. Khánh Ly kể về thời kỳ những năm 60 cơ cực, đói khổ nhưng đầy hạnh phúc ấy: “Thực sự tôi rất mê hát. Không mê hát thì tôi không có đủ can đảm để đi hát với anh Sơn mười năm mà không có đồng xu, cắc bạc nào. Thời ấy, tôi phải chịu đói, chịu khổ, chịu nghèo, không cần biết đến ngày mai, không cần biết đến ai cả, mà vẫn cảm thấy mình cực kỳ hạnh phúc, cảm thấy mình sống khi được hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn”.
Từ năm 1967 đến 1975, Khánh Ly hợp tác với nhiều hãng đĩa tại Sài Gòn, thâu âm nhiều bài hát trong các dĩa nhạc của các hãng dĩa Việt Nam, Sóng Nhạc, Tình Ca Quê Hương, Dư Âm, Nhạc Ngày Xanh, Continental và thâu vào băng Akai của Chương trình Phạm Mạnh Cương, Trường Sơn, Sơn Ca, Họa Mi, Jo Marcel… Năm 1968, Khánh Ly mở Hội Quán Cây Tre ở Đakao, số 2bis đường Đinh Tiên Hoàng, Sài Gòn. Đây là nơi tụ họp của các văn nghệ sĩ và các sinh viên học sinh yêu văn nghệ yêu tiếng hát Khánh Ly, và đây cũng là nơi tổng phát hành những cuốn băng nổi tiếng Trịnh Công Sơn – Khánh Ly Hát Cho Quê hương Việt Nam…
Đĩa than Jolie – Nguồn Wikipedia