Đĩa than Việt Nam, Tiếng hát Thanh Nga, cùng Thanh Sang, rất hay, đĩa như mới, năm 1978

Home/ĐĨA THAN CẢI LƯƠNG, ĐĨA THAN NHẠC VIỆT NAM/Đĩa than Việt Nam, Tiếng hát Thanh Nga, cùng Thanh Sang, rất hay, đĩa như mới, năm 1978

Đĩa than Việt Nam, Tiếng hát Thanh Nga, cùng Thanh Sang, rất hay, đĩa như mới, năm 1978

Nhãn đĩa:  Dihavina
Kích thước  12″
Tốc độ  33 RPM
Số lượng  1 LP
Tình trạng  Rất tốt (VG+)

Description

Đĩa than Việt Nam

Tiếng hát Thanh Nga, cùng với Thanh Sang, đĩa như mới, chưa có dấu hiệu sử dụng, đĩa phát hành năm 1978

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA

XƯỞNG ĐĨA HÁT VÀ BĂNG NHẠC

   Ước vọng thiết tha nhất của tôi trong thời gian sắp tới, là được hát một vai tuồng, sử dụng hết khả năng diễn xuất của tôi, trong một kịch bản vừa tiêu biểu cho nền văn hóa nghệ thuật cao cả, xã hội chủ nghĩa vừa hấp dẫn lôi cuốn được đông đảo khán giả. Thanh Nga

THANH NGA tên thật là Nguyễn Thị Nga sinh ngày 31-7-1942 tại xã Thái Hiệp Thạnh (thị xã Tây Ninh)

Sinh trưởng trong một gia đình cả nhà làm nghệ thuật, từ năm lên tám Thanh Nga đã bước lên sân khấu. 28 năm trong nghề, với gần 200 vai khác nhau, Thanh Nga đã trở thành một nghệ sĩ xuất sắc của sân khấu cải lương Thành Phố Hồ Chí Minh.

Thanh Nga là một nghệ sĩ đã tiếp tục truyền thống yêu nước của giới nghệ sĩ sân khấu Sài Gòn trước và sau Cách Mạng Tháng Tám. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đã có liên hệ với phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc, và từ ngày giải phóng, đã có số đông văn nghệ sĩ và trí thức Thành Phố Hồ Chí Minh, từ giờ đầu đến với cách mạng, không ngừng phấn đấu cho hướng đi mới của sân khấu Thành Phố Hồ Chí Minh, chuyển mình cùng với nhân dân, cùng nhau xây dựng nghệ thuật lành mạnh yêu nước và tiến bộ

Bọn phản động ngày nay cũng như bọn phản động tay sai Mỹ trước kia đều thù ghét nghệ thuật chân chính. Từ ngày giải phóng, chúng đã thi hành nhiều hành động độc ác đối với các nghệ sĩ muốn đem tài năng phục vụ nhân dân, bất chấp đe dọa và mua chuộc của chúng. Đối với Thanh Nga, sau khi thủ vai Trưng Trắc trong vở Tiếng Trống Mê Linh, chị đã bị chúng gài lựu đạn mưu sát hại. Thanh Nga không hề nao núng trước thủ đoạn đê tiện của kẻ thù. Chị tiếp tục phát triển tài năng theo hướng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, góp phần khẳng định hướng đi mới. Gần đây, đông đảo công chúng rất vui mừng trước những tiến bộ mới của nghệ sĩ: chị đã thành công xuất sắc trong vai Dương Vân Nga của vở hát cùng tên, ca ngợi truyền thống chống ngoại xâm kiên cường của dân tộc. (1)

Đêm 26-11-1978 sau khi trình diễn vở Thái Hậu Dương Vân Nga, trở về nhà Thanh Nga đã bị kẻ thù sát hại. Nhưng tiếng hát Thanh Nga vẫn mãi bay cao, ngân vang.

(1) Trích báo Nhân Dân số ra ngày 29-11-1978

Nghe THANH NGA ca bài Bông sen

Mặt A

A1. Bông sen

Đặt lời: Trần Nam Dân

Người ca: Thanh Nga

Đệm đàn: Năm Cơ – sến

Văn Vỹ – ghi ta

Tư Thiên – Violon

A2. Hoa thắm đồng bưng

Đặt lời: Minh Thủy

Người ca: Thanh Nga, Thanh Sang

Đệm đàn: Ba Thế – Kìm

Văn Giỏi – Tranh

Năm Cơ – Sến

Văn Vỹ – ghi ta

Tư Thiên – Violon

 

Mặt B

B1. Tấn công thành liên lâu (trích đoạn vở cải lương tiếng trống Mê Linh)

Kịch bản gốc: Việt Dung

Kịch bản diễn: Vĩnh Điền

Với Thanh Nga trong vai Trưng Trắc và các nam nữ diễn viên đoàn cải lương Thanh Minh

B2. Không nộp long bào (trích đoạn vở cải lương thái hậu Dương Văn Nga)

Kịch bản: Trúc Đường

Chuyển thể cải lương: Huy Trường

Với Thanh Nga trong vai thái hậu Dương Văn Nga và các nam nữ diễn viên đoàn cải lương Thanh Minh

Ảnh bìa trước: Viễn Kính

Ảnh bìa sau: Ngô Vĩnh Hải

In tại nhà in Báo Sài Gòn Giải Phóng Thành Phố Hồ Chí Minh

Go to Top